Tìm hiểu tiêu chuẩn thông gió nhà xưởng và cách tính toán thông gió nhà xưởng mới nhất hiện nay

Thông gió nhà xưởng là giải pháp làm mát, thanh lọc không khí nhà xưởng hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho con người và sức bền của máy móc. Vậy tiêu chuẩn thông gió nhà xưởng gồm những gì? Làm sao để tính toán thông gió nhà xưởng chính xác? Những thông tin trong bài viết ngay sau đây sẽ giúp bạn trả lời các thắc mắc này!

Tiêu chuẩn thông gió nhà xưởng mới nhất hiện nay

Trước khi xây dựng hệ thống thông gió nhà xưởng, bạn cần nắm rõ các tiêu chuẩn thông gió nhà xưởng mới nhất hiện nay như sau:

TCVN 5687:2010

Đây là tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống quạt thông gió và điều hòa không khí (Ventilation air conditioning design standards). TCVN 5687:2010 được ban hành với mục đích cung cấp các thông số kỹ thuật để tính toán các thông số về không khí, chẳng hạn như thông số về độ sạch của không khí trong xưởng, độ sạch của không khí ngoài xưởng,… Ngoài ra, tiêu chuẩn này còn dùng để tính lưu lượng không khí, vị trí lắp đặt các thiết bị của hệ thống và yêu cầu về nguồn điện sử dụng.

TCXD 232:1999

Đây là tiêu chuẩn về hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh – Chế tạo lắp đặt và nghiệm thu. Mục đích của tiêu chuẩn TCXD 232:1999 chính là giúp đơn vị thiết kế, thi công nắm rõ được quy cách sản xuất ống dẫn khí và phụ kiện của hệ thống thống gió như chụp hút, van,… ; Những bộ phận xử lý không khí như bộ lọc không khí, bộ phận hút bụi, buồng xử lý nhiệt ẩm, ống tiêu âm,…

Ngoài ra, trong tiêu chuẩn TCXD 232:1999 còn hướng dẫn lắp đặt đường ống dẫn khí, cách thử nghiệm hệ thống và cả biên bản nghiệm thu mẫu.

TCVN 4088:1985

TCVN 4088:1985 là tiêu chuẩn về số liệu khí hậu trong thiết kế xây dựng (Climatic data for building design). Mục đích của tiêu chuẩn này chính là cung cấp số liệu cụ thể về về khí hậu tại từng địa điểm trong toàn quốc. Từ đó, kỹ sư sẽ dễ dàng tính toán được lưu lượng và số lượng quạt gió cần thiết mà nhà xưởng cần lắp đặt.

TCVN 4605:1988

Đây là tiêu chuẩn thiết kế về kỹ thuật nhiệt – kết cấu ngăn che. Tiêu chuẩn TCVN 4605:1988 sẽ cung cấp công thức tính toán về thông số chuẩn khi thiết kế cách nhiệt cho bộ phận ngăn che của công trình có khí hậu nhất định theo đúng quy định.

ASHRAE 2007 (Mỹ)

Đây là tiêu chuẩn được ban hành từ Hoa Kỳ với mục đích cung cấp các thông tin cơ bản về các yếu tố như điều hòa không khí, làm lạnh nhà xưởng, lọc không khí,… Tuy nhiên, bộ tiêu chuẩn này chỉ mang tính chất tham khảo, các kỹ sư cần chọn lọc và điều chỉnh sao cho phù hợp với môi trường, khí hậu và đặc thù riêng của nhà xưởng (số lượng người lao động, vị trí, địa hình,…)

SMACNA (Mỹ)

Đây cũng là bộ tiêu chuẩn của Hoa Kỳ về chế tạo và thi công hệ thống ống gió để người thiết kế tham khảo. Mục đích của tiêu chuẩn này chính là hướng dẫn việc kết nối các ống gió sao cho đúng kỹ thuật và đúng tiêu chuẩn. Ngoài ra, tiêu chuẩn SMACNA còn cung cấp quy định về kích thước của phụ kiện đi kèm ống gió nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại, rủi ro về người và tài sản có thể xảy ra.

BS EN 12101 (Anh)

Đây là bộ tiêu chuẩn của Anh về hệ thống tăng áp cầu thang. Mục đích của tiêu chuẩn BS EN 12101 là tính toán về lượng khí thải cần loại bỏ để đảm bảo an toàn cho nhân công. Ngoài ra trong bộ tiêu chuẩn còn cung cấp các quy phạm, tiêu chuẩn nhất định về lượng khí thải, nhằm hạn chế tối đa đám cháy lan rộng (nếu có hỏa hoạn) để bảo vệ con người và tài sản của doanh nghiệp.

CP13 (Singapore)

CP13 là bộ tiêu chuẩn của Singapore về thông gió – điều hòa không khí và cấp gió tươi cho nhà xưởng. Mục đích chính của bộ tiêu chuẩn này là cung cấp lưu lượng gió tươi cần thiết trong thời gian 1 giờ để nhà xưởng có thể lựa chọn loại quạt thông gió sử dụng phù hợp nhất. Từ đó đảm bảo môi trường làm việc thoải mái, an toàn cho người lao động.

Cần lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng theo tiêu chuẩn thông gió nhà xưởng
Cần lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng theo tiêu chuẩn thông gió nhà xưởng

Cách tính toán thông gió nhà xưởng mới nhất

Để tính toán thông gió nhà xưởng thì bạn cần tính toán được lưu lượng thông gió cần thiết như sau:

Công thức tính toán thiết kế lưu lượng thông gió nhà xưởng

Tính toán lưu lượng thông gió nhà xưởng là việc làm quan trọng đầu tiên để các kỹ sư đưa ra bản thiết kế phù hợp và lựa chọn đúng thiết bị mang lại hiệu quả cao. Doanh nghiệp có thể tính lưu lượng thông gió nhà xưởng bằng một trong hai cách sau đây.

Cách tính lưu lượng thông gió theo thể tích nhà xưởng

Dựa vào thể tích nhà xưởng, doanh nghiệp có thể áp dụng công thức tính lưu lượng thông gió:

Tg = X*T

Trong đó:

  • Tg: Tổng lưu lượng thông gió cần thiết cho nhà xưởng (m3)
  • X: Tổng số lần không khí bên trong nhà xưởng cần được thay thế tròn 1 giờ (lần/giờ)
  • T: Thể tích của nhà xưởng (T = R x D x C), (m3)

Tính toán thiết kế lưu lượng thông gió nhà xưởng theo thể tích nhà xưởng
Tính toán thiết kế lưu lượng thông gió nhà xưởng theo thể tích nhà xưởng

Cách tính lưu lượng thông gió nhà xưởng dựa theo số người

Bạn cũng có thể dựa theo số người để tính lưu lượng thông gió nhà xưởng theo công thức sau:

Tg = N*20

Trong đó:

  • Tg: Tổng lưu lượng thông gió cho toàn nhà xưởng (m3)
  • N: Số lượng người lao động làm việc cho nhà xưởng (N = Diện tích/0.7)
  • 20 m3 là lưu lượng gió tươi mà mỗi người lao động cần được cung cấp trong 1 giờ theo quy định của nhà nước.

Công thức tính toán thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng

Sau khi đã tính toán được lưu lượng thông gió cần thiết, doanh nghiệp có thể tiến hành tính toán đường ống thông gió, thiết kế hệ thống quạt thông gió và số lượng tấm Cooling Pad sao cho phù hợp. Dưới đây là các công thức mà bạn có thể sử dụng.

Cách tính số lượng thiết bị quạt thông gió nhà xưởng

Xác định được số lượng quạt thông gió nhà xưởng cần thiết sẽ giúp doanh nghiệp đo lường được chi phí cần sử dụng. Công thức tính số lượng quạt thông gió nhà xưởng là:

M = Tg/Q

Trong đó:

  • M: Số lượng quạt thông gió cần sử dụng
  • Tg: Tổng lưu lượng gió tươi cần cung cấp (m3/h)
  • Q: Lưu lượng gió của thiết bị quạt (M3/h)

Tính toán thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng theo số lượng quạt sử dụng
Tính toán thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng theo số lượng quạt sử dụng

Công thức tính toán thiết kế đường ống thông gió nhà xưởng

Có nhiều cách để tính toán thiết kế đường ống gió công nghiệp cho nhà xưởng, tuy nhiên dưới đây là cách được sử dụng phổ biến nhất:

  • Bước 1: Trước hết, cần tìm ra tốc độ gió trên đoạn ống thông gió thứ nhất (ω1). Tiếp theo, có thể tính tiết diện của đoạn ống đó (f) bằng cách dựa vào lưu lượng gió (L) theo công thức f = L/ω
  • Bước 2: Tiếp tục tính toán tốc độ gió trên các đoạn ống khác trong hệ thống thông gió của nhà xưởng theo công thức:

 p*[(ω1)^2 – (ω2)^2]/2 – ∑∆p12 = 0

Trong đó:

  • ω1: Tốc độ gió của đoạn ống đầu tiên.
  • ω2: Tốc độ gió của đoạn ống thứ hai.
  • ∑∆p12: Tổng tổn thất điện áp tính từ điểm phân nhánh 1 đến điểm phân nhánh 2.

Tiếp tục dựa vào tốc độ và lưu lượng gió trong đoạn kế tiếp để xác định tiết diện của đoạn đó: f2 = L2/ω2

  • Bước 3: Lặp lại cách tính ở bước 2 cho đến khi xác định được kích thước và tốc độ của toàn bộ các đoạn ống còn lại trong hệ thống thông gió. Chiều dài của đường ống thông gió chính là tổng chiều dài của các đoạn ống và cả chiều dài cút.

Công thức tính số lượng tấm Cooling Pad sử dụng

Tấm làm mát Cooling Pad đóng nhiệm vụ rất quan trọng trong việc trao đổi nhiệt của hệ thống thông gió nhà xưởng. Công thức tính toán số lượng tấm Cooling Pad cần sử dụng như sau:

S = V*X/9000

Trong đó:

  • S: Tổng diện tích tấm Cooling Pad (m2)
  • V: Tổng thể tích nhà xưởng (V=D x R x C) (m3)
  • X: Tổng số lần thay gió tươi

Xem thêm: Nguyên lý thông gió nhà xưởng hoạt động như thế nào?

Bố trí hệ thống thông gió nhà xưởng sao cho hợp lý?

Thông qua kết quả sau khi tính toán thông gió nhà xưởng, doanh nghiệp có thể bắt đầu lên bản vẽ chi tiết và phù hợp với yêu cầu của nhà xưởng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tuân thủ theo quy trình thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng để đảm bảo cho hệ thống khi đưa vào sử dụng.

Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần đặc biệt chú ý đến những tiêu chí của bản thiết kế chuẩn, gồm có:

  • Hệ thống thông gió nhà xưởng phải được thiết kế phù hợp với diện tích.
  • Bản thiết kế phải đáp ứng về mục đích làm mát cho người lao động và máy móc.
  • Bản thiết kế thể hiện đầy đủ số lượng trang thiết bị và chi phí.
  • Vị trí lắp đặt các trang thiết bị phải phù hợp và mang đến hiệu quả khi sử dụng.

Cần bố trí hệ thống thông gió nhà xưởng cho hợp lý
Cần bố trí hệ thống thông gió nhà xưởng cho hợp lý

Như vậy, iFan Group đã chia sẻ về tiêu chuẩn thông gió nhà xưởng và cách tính toán thông gió nhà xưởng để doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hệ thống này. Từ đó, doanh nghiệp có thể tính toán, thiết kế và mua sắm trang thiết bị thông gió hiệu quả, phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất của mình.

Để được tư vấn cụ thể về các dòng quạt thông gió nhà xưởng hoặc dịch vụ thi công lắp quạt thông gió chất lượng và uy tín hiện nay, bạn có thể gọi đến hotline 0903636639. iFan Group sẽ hỗ trợ nhiệt tình để bạn nhanh chóng chọn mua được sản phẩm tốt nhất!