Quạt bị kẹt trục: Nguyên nhân và cách sửa chữa đơn giản
Quạt bị kẹt trục là một lỗi thường gặp đối với thiết bị quạt công nghiệp hoạt động lâu ngày mà không được bảo trì đúng cách, tình trạng này không dễ nhận ra nếu không được kiểm tra kỹ lưỡng. Khi đó, trục quay có thể bị khô dầu, dẫn đến giảm tốc độ và hiệu suất của quạt. Hãy cùng iFan Group tìm hiểu về nguyên nhân và cách sửa chữa quạt bị kẹt trục đơn giản qua bài viết dưới đây để nắm bắt chi tiết các bước khắc phục giúp quạt hoạt động trơn tru.
Dấu hiệu nhận biết quạt bị kẹt trục quay
Quạt bị kẹt trục quay thông thường không dễ để nhận ra ngay lập tức nếu không được kiểm tra kỹ, hiện tượng này có thể gây ra nhiều vấn đề và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của quạt. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của trục quay bị kẹt là quạt quay chậm hơn bình thường. Nếu bạn nhận thấy tốc độ gió giảm đi và quạt không hoạt động mạnh như trước, rất có thể là do trục bị kẹt. Khi quạt phát ra tiếng kêu lạch cạch hoặc két két trong lúc đang hoạt động, đây cũng là dấu hiệu của sự va chạm giữa các bộ phận của trục quay.
Ngoài ra, nếu quạt trở nên nóng hơn bình thường, đây cũng là một dấu hiệu trục quay bị kẹt, dẫn đến ma sát gia tăng và sinh nhiệt nhiều hơn. Trong trường hợp quạt quay quá chậm và giảm dần theo thời gian, đồng thời quạt phát ra tiếng kêu lạ khi quay với tốc độ cao, khi đó trục quay của quạt bị kẹt nghiêm trọng và cần được kiểm tra ngay.
Nguyên nhân khiến quạt điện bị kẹt trục
Có nhiều nguyên nhân khiến quạt điện bị kẹt trục quay, dẫn đến hiệu suất làm việc giảm sút và hoạt động không hiệu quả như:
- Trục bạc quay bị mòn: Sau một thời gian dài sử dụng, trục bạc quay của quạt có thể bị mòn do ma sát liên tục, làm cho trục và bạc không khớp chính xác với nhau, dẫn đến kẹt trục và quay chậm.
- Khô dầu: Quạt không được bôi trơn định kỳ nên dầu bôi trơn trên trục quay có thể khô đi, làm cho bề mặt của trục và bạc tiếp xúc trực tiếp với nhau, từ đó, tạo ra nhiều ma sát và nhiệt, khiến cho các chi tiết bị giãn nở và kẹt trục.
- Bụi bẩn tích tụ: Bụi bẩn bám vào động cơ, các bộ phận khác của quạt cũng có thể gây cản trở việc tản nhiệt, làm tăng nhiệt độ của động cơ. Hơn nữa, nhiệt độ cao có thể làm cho trục và bạc bị giãn nở và dẫn đến hiện tượng trục quay bị kẹt.
- Dị vật trong khe hẹp: Dị vật hoặc bụi bẩn lọt vào khe hẹp giữa motor và stator cũng có thể gây cản trở đến chuyển động của trục quay, làm cho trục quay khó khăn hơn hoặc bị kẹt hoàn toàn.
Xem thêm: Nguyên nhân motor quạt bị nóng? Hướng dẫn cách xử lý khi động cơ bị nóng chi tiết nhất
Cách khắc phục hiện tượng quạt bị kẹt trục
Khi quạt bị kẹt trục, việc khắc phục sớm để đảm bảo quạt hoạt động trơn tru và kéo dài tuổi thọ là điều cần thiết. Dưới đây là những cách đơn giản sửa chữa và bảo dưỡng quạt để tránh tình trạng trục quạt bị cứng.
- Bảo dưỡng và tra dầu định kỳ: Bạn nên thường xuyên bảo dưỡng quạt điện bằng cách tra dầu định kỳ vào các ổ trục và bạc của quạt để bôi trơn, từ đó giúp các bộ phận chuyển động trơn tru hơn và giảm ma sát.
- Vệ sinh quạt định kỳ: Bụi bẩn tích tụ trong quạt có thể gây cản trở hoạt động và dẫn đến hiện tượng kẹt trục. Bạn nên thường xuyên kiểm tra và vệ sinh quạt, bao gồm cả lồng quạt và cánh quạt, để loại bỏ bụi bẩn và vệ sinh sạch sẽ.
- Kiểm tra và làm sạch động cơ: Nếu quạt bị kẹt trục, bạn cần tháo ra và vệ sinh lồng quạt, cánh quạt hay phần khe thoáng của động cơ quạt sau một khoảng thời gian dài sử dụng, để giúp quạt hoạt động êm ái, trơn tru và làm mát hiệu quả hơn.
- Thay thế các bộ phận hỏng hóc: Nếu sau khi vệ sinh và bôi trơn, quạt vẫn gặp vấn đề, bạn có thể thay thế các bộ phận bị hỏng như bạc hoặc trục, để đảm bảo quạt hoạt động trở lại như bình thường mà không gặp sự cố.
Cách khắc phục một số lỗi thường gặp trên quạt điện
Khi sử dụng quạt điện, bạn có thể gặp phải một số vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến hiệu suất và sự tiện lợi của thiết bị. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp và các cách khắc phục sửa chữa đơn giản.
Lỗi bật nút nguồn nhưng quạt không hoạt động
Hiện tượng bật nút nguồn nhưng quạt không hoạt động thường xảy ra do nguồn điện không ổn định, phích cắm bị lỏng, hay nút bấm bị hỏng. Đôi khi, cầu chì hoặc van điều khiển cũng có thể gặp vấn đề, dẫn đến việc quạt không nhận được điện để hoạt động.
Cách khắc phục: Bạn hãy kiểm tra lại phích cắm và nguồn điện để đảm bảo đã được kết nối chắc chắn hay chưa. Sau đó, bạn kiểm tra điện áp xem có phù hợp với yêu cầu của quạt không. Nếu nút nguồn bị hỏng, bạn có thể sử dụng dầu bôi trơn WD-40 để làm sạch và bôi trơn nút, sau đó thử ấn nhiều lần để kiểm tra quạt có hoạt động không. Nếu hiện tượng vẫn chưa thể giải quyết, bạn nên đưa quạt đến trung tâm sửa chữa để thay thế nút nguồn hoặc kiểm tra các linh kiện khác.
Nút bấm của quạt bị hỏng hoặc không thể điều chỉnh tốc độ
Nút bấm của quạt cũng có thể bị hỏng do quá trình sử dụng lâu dài, dẫn đến việc ma sát làm mòn phần kim loại tiếp điện hoặc do bị rỉ sét và bám bẩn, gây khó khăn trong việc tiếp điện và điều chỉnh tốc độ quay của quạt.
Cách khắc phục: Để sửa chữa nút bấm bị hỏng, bạn nên xịt dầu bôi trơn WD-40 vào các rãnh của nút bấm để loại bỏ bụi bẩn và rỉ sét. Sau khi xịt, bạn nhấn các nút nhiều lần để giúp chúng hoạt động trở lại. Nếu nút đã quá mòn hoặc không thể khôi phục được chức năng, bạn cần thay thế nút bấm mới để có thể điều chỉnh tốc độ quạt một cách chính xác.
Tuốc năng chuyển hướng của quạt bị gãy
Tuốc năng chuyển hướng của quạt thường được làm từ nhựa, nên sau một khoảng thời gian dài sử dụng, tuốc năng có thể bị gãy hoặc tuột ra ngoài do sự hao mòn và lực tác động liên tục.
Cách khắc phục: Bạn cần kiểm tra và bôi trơn dầu cho các bánh răng bên trong quạt, để đảm bảo hoạt động trơn tru. Sau đó, bạn hãy thay thế tuốc năng mới để đảm bảo chức năng chuyển hướng của quạt hoạt động hiệu quả trở lại như ban đầu.
Cánh quạt bị đảo hoặc rơi ra
Cánh quạt có thể bị đảo hoặc rơi ra là do sự bào mòn theo thời gian, làm cho cánh quạt lỏng lẻo khi quay. Sự hao mòn này dẫn đến việc cánh quạt không giữ chặt vào trục quay và có thể bị rớt ra ngoài khi quạt hoạt động mạnh.
Cách khắc phục: Để khắc phục triệt để tình trạng này, bạn cần phải thay mới trục quay của quạt. Đây là công việc cần yêu cầu kỹ thuật và chuyên môn, vì vậy bạn nên gọi thợ sửa chữa hoặc đem quạt đến những nơi cung cấp dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp để đảm bảo quạt hoạt động an toàn và hiệu quả.
6 mẹo sử dụng giúp quạt điện bền lâu
Bạn có thể thực hiện những mẹo đơn giản sau đây để đảm bảo quạt điện hoạt động lâu dài và hiệu quả:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Trước khi bắt đầu sử dụng quạt, bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn để hiểu cách vận hành và bảo trì đúng cách cho thiết bị.
- Đặt quạt ở vị trí bằng phẳng: Bạn cần đảm bảo quạt được đặt trên bề mặt bằng phẳng và ổn định để tránh bị nghiêng hoặc đổ, bảo vệ quạt khỏi hư hỏng.
- Bắt đầu với tốc độ thấp: Khi mới bật quạt, bạn hãy chọn tốc độ thấp rồi từ từ tăng dần để giúp quạt làm quen và tránh gây áp lực đột ngột lên động cơ.
- Điều chỉnh quạt quay đều: Bạn đặt quạt ở chế độ quay đều để gió mát được phân phối đồng đều khắp phòng, giúp làm mát hiệu quả và giảm tải cho động cơ.
- Sử dụng chức năng hẹn giờ: Nếu bạn sử dụng quạt khi ngủ hoặc không có mặt ở nhà, bạn nên cài đặt chức năng hẹn giờ để quạt tự động tắt, để giúp tiết kiệm điện và bảo vệ quạt.
- Vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ: Việc thường xuyên vệ sinh quạt và kiểm tra các bộ phận, tra dầu cho các ổ trục cũng giúp quạt luôn hoạt động trơn tru và kéo dài tuổi thọ.
Thông qua bài viết trên, hi vọng iFan Group cung cấp những thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách khắc phục sửa chữa khi quạt bị kẹt trục quay, giúp bạn nhận biết những dấu hiệu sớm và có những biện pháp xử lý kịp thời. Chúng tôi hy vọng bạn có thể áp dụng các biện pháp trên để có thể kéo dài tuổi thọ của quạt và đảm bảo thiết bị hoạt động trơn tru. Liên hệ ngay đến iFan qua 0903636639 để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc nhé!