Cách đọc từng thông số kỹ thuật trên nhãn của động cơ quạt công nghiệp
Bên cạnh mẫu mã, kích thước thì vấn đề đọc, hiểu và chọn loại động cơ phù hợp với môi trường sử dụng là vô cùng quan trọng đối với việc chọn lựa quạt công nghiệp chuyên dụng. Chính vì vậy ngày hôm nay iFan Group sẽ chia sẻ với quý khách hàng cách đọc thông số kỹ thuật của motor.
Kiểm tra động cơ chính hãng và hiểu các thông số trên tem
Độ uy tín của nhãn hàng chính là khả năng vận hành ổn định, độ bền bỉ chủ chốt của máy móc.Đầu tiên, chúng ta cần chú ý đến hãng động cơ. Ở đây iFan sẽ ví dụ trên động cơ Siemens (động cơ chất lượng cao được sử dụng thông dụng nhất hiện nay). Ở đây cần chú ý các thông số sau:
– Số seri.
– Loại (type).
– Động cơ (kW/HP). Trong đó kW là công suất của các động cơ; HP là mã lực. Trong công nghiệp thường quy ước 1HP=0.75Kw.
– Tốc độ động cơ (rpm): Tốc độ quay của động cơ vòng/phút.
– Tần số Hz: Tần số xoay chiều thông dụng nhất ở Việt Nam là 50Hz.
– Điện áp định mức (V): Thường là 220V và 380V.
– Dòng điện định mức (A).
– Cấp bảo vệ (IP): Cấp bảo vệ động cơ với bên ngoài. IP bằng 55 là cao nhất cho các motor thông dụng. IP bằng 55 có gioăng cao su mềm bảo vệ động cơ khỏi các hạt nước và hạt bụi có đường kính nhỏ khoảng 1mm.
– Hệ số Cos (phi) của động cơ: Hệ số càng gần 1 (100%) ,motor càng tiết kiệm điện, hiệu suất máy móc càng cao.
– EF: Hiệu suất chuyển hóa năng lượng của động cơ.
– P: Số cực của động cơ. Ví dụ motor 1.1kW-4P.
– RPM – Round Per Minute: biểu thị cho tốc độ quay xung quanh của trục động cơ, có đơn vị là vòng/phút
– INS.CL (insulating class): biểu thị cho cấp độ cách điện dây đồng hay còn gọi là dây emay của motor. Thông thường, INS.CL của motor quạt công nghiệp 3 pha thường là cấp độ B với mức tương ứng nhiệt độ là 120 độ C, cấp F là 155 độ C và cấp độ H là 180 độ C
Tìm hiểu chi tiết: Motor quạt điện có cấu tạo như thế nào?
Thông số kỹ thuật động cơ điện 3 pha của quạt công nghiệp
- Y3, GL, Y, Y2, YE2, YE3, YX3 : là những thông số motor quạt điện 3 pha công nghiệp đồng bộ phổ biến
- YB2, YB3, YBK2, Ex: là thông số motor điện được thiết kế để phòng chống cháy nổ
- YVP, Y3VP: là động cơ điện 3 pha có khả năng điều chỉnh tần số và tốc độ
- YD: motor 3 pha với hai tốc độ khác nhau
- YZR: biểu thị motor có rotor dây quấn đồng có khả năng khởi động mạnh mẽ và hoạt động ổn định cho tải nặng
- GH: là động cơ giảm tốc kiểu chân đế còn GV là động cơ giảm tốc kiểu mặt bích
- ZW: là động cơ rung còn CVM, MVE là các loại động cơ có khả năng điều chỉnh lực rung
Tham khảo: BẢNG GIÁ LINH KIỆN QUẠT CÔNG NGHIỆP – IFAN – CHÍNH HÃNG
Thông số kỹ thuật motor 1 pha
- Single Phase Motor: là động cơ điện một pha hoạt động với các điện áp 220V, 110V và 200V, có hai dây đầu ra kết nối với nguồn điện
- YL: là loại động cơ 1 pha cho tải thường còn YC là loại động cơ 1 pha thiết kế cho tải khỏe hơn
- Công suất: đối với động cơ 220V 1 pha thông thường, có công suất dao động từ 25W đến 3.7kW
- Tốc độ thông dụng: với động cơ 2 cực thì tốc độ tối đa đạt 2800 – 3000 vòng/phút, với động cơ 4 cực thì có tốc độ đạt từ 1400 – 1500 vòng phút
- Capacitors: là tụ điện. Động cơ điện 1 pha sử dụng hai loại ụ điện với những tính năng và thông số cụ thể như sau:
- Tụ hỗ trợ khởi động motor
- Tụ ngâm hay tụ ngậm có tính năng bù công suất khi điện yếu ( chẳng hạn như điện tại các vùng nông thông chỉ đạt 190 V đến 200V)
- mF (millifarads) ~: (đọc là Mirofara) là chỉ số điện dung của tụ điện. Giá trị mF càng lớn thì tụ điện càng khỏe. Các loại tụ điện thông dụng thường có giá trị dưới 600 mF
Những ký hiệu sản xuất motor quạt điện
- IEC: tiêu chuẩn sản xuất động cơ điện châu Âu và châu Á
- Nema: tiêu chuẩn sản xuất động cơ điện tại châu Mỹ
- TEFC: động cơ kín và có thêm quạt bên ngoài giúp làm mát vỏ
- Frame size: biểu thị kích thước của động cơ điện. Trong đó, kích thước thông dụng nhất là 71, 80, 90, 100, 112, 132, 160, 200. Ví dụ ký hiệu 90M – medium loại vừa, 90L – Large là loại lớn còn 90S – Small là loại kích thước nhỏ.
- B3: ký hiệu kiểu thiết kế đế chân còn B5: kiểu mặt bích, B35: kiểu chân đế kết hợp mặt bích
- V1: là ký hiệu động cơ điện nằm úp có điểm tựa còn V15: là động cơ điện nằm úp được treo trên tường
Tìm hiểu thêm: Sơ đồ motor quạt
Các tiêu chuẩn về động cơ tiết kiệm điện
Eff = n %: là hiệu suất của động cơ điện, đơn vị %. Trong đó, hiệu suất càng cao thì năng suất làm việc của motor càng lớn.
Có 3 tiêu chuẩn phổ biến để đánh giá hiệu suất của motor điện:
- IE1 = Standard Efficiency (tương đương với tiêu chuẩn EFF2- đã đưa ra các tiêu chí sản xuất đạt chuẩn về vấn đề tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường)
- IE2 = High Efficiency (tương đương với tiêu chuẩn EFF1) – nâng cấp tiêu chuẩn tiết kiệm điện
- IE3 = Premium Efficiency: là tiêu chuẩn hiệu suất cao cấp, tối ưu hóa tiết kiệm điện với các lõi rotor, stator và dây đồng được chế tạo với chất lượng tốt hơn.
Ngoài vấn đề tiết kiệm năng lượng, Uỷ Ban Quản Lý và Sử Dụng Năng Lượng Châu Âu (European Commission) còn đặt ra các tiêu chuẩn cho động cơ điện trong việc bảo vệ môi trường với yêu cầu không thải quá nhiều khí CO2 và đảm bảo motor không quá nóng khi hoạt động, gọi tắt là EFF1, EFF2, EFF3, cụ thể:
- EFF3 dành cho hiệu suất tiêu chuẩn – Standard Efficiency: có tiêu chuẩn về vấn đề hiệu suất sử dụng điện.
- EFF2 dành cho hiệu suất Improved Efficiency: có tiêu chuẩn về tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường đã được nâng cấp
- EFF1 dành cho hiệu suất High Efficiency: bao gồm tiêu chuẩn tiết kiệm điện năng và bảo vệ môi trường đã được xử lý bằng công nghệ tiên tiến.
Bên cạnh đó, còn một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của động cơ điện như:
- SF: service factor: biểu thị cho hệ số làm việc motor điện. Ví dụ nếu SF 1.15 tức là động cơ có thể hoạt động mạnh hơn công suất ghi trên nhãn khoảng 15% trong thời gian ngắn khi gặp tải nặng
- AMB: biểu thị cho nhiệt độ môi trường xung quanh để motor điện hoạt động ổn định. Thông thường, AMB lý tưởng sẽ từ 10 độ C cho đến khoảng 45 độ C.
Số cực của động cơ thường đi kèm tốc độ vòng quay phút– Thường ký hiệu là (r/min)
– Động cơ 2 cực (r/min = 2850) : Sử dụng cho các máy cần 2850-3000 vòng/phút
– Động cơ 4 cực(r/min=1450): Sử dụng cho các mát cần 1450-1500 vòng/phút
– Động cơ 6 cực (r/min=960): Sử dụng cho các máy cần 960-1000 vòng/phút
– Động cơ 8 cực (r/min= 720) có dung cho các máy cần 720-750 vòng/phút
*Mẹo nhỏ: lấy 3000 chia cho số cặp cực của động cơ sẽ ra tốc độ tương đối của động cơ.
** Có thể thấy: Số cực càng lớn thì vòng quay (hay tốc độ) động cơ càng thấp.
Cực động cơ ký hiệu là P (Viết tắt Pole)
Trên đây là một số chia sẻ về các thông số kỹ thuật trên nhãn động cơ. iFan chia sẻ hi vọng sẽ giúp quý khách hàng chọn được loại máy móc có lắp ráp động cơ phù hợp. hiệu quả nhất cho công trình của mình. Nếu còn thắc mắc về cách lựa chọn motor cũng như các sản phẩm quạt thông gió, máy làm mát các công trình xây dựng nhà xưởng. Hãy liên hệ ngay hotline: 0903.636.639 để được đội ngũ nhân viên chúng tôi giải đáp thắc mắc và tư vấn các dòng motor cao cấp, chất lượng từ iFan Group.
Xem ngay sản phẩm motor quạt tiết kiệm điện đến từ iFan: