Các tòa nhà thường chật hẹp, ngột ngạt, chính vì vậy việc thông gió và điều hòa không khí là rất quan trọng. Để lựa chọn được phương pháp thông gió hiệu quả và tiết kiệm nhất cho tòa nhà chúng ta cần hiểu rõ có 2 loại thông gió chính đó là hệ thống thông gió tự nhiên và hệ thống thông gió cưỡng bức.
I. Thông gió tự nhiên:
- Đây là trường hợp đầu tiên phải xem xét và tính toán ngay từ khi lên thiết kế xây dựng công trình
- Thông gió tự nhiên là sử dụng các giải pháp kiến trúc và kết cấu, tận dụng được các điều kiện tự nhiên để tiết kiệm năng lượng, giữ nhiệt độ ổn định và tạo thoáng mát (giống thuật phong thủy).
- Các cách thông gió tự nhiên gồm có: tạo các hành lang thông gió ra bên ngoài nhà, các luồng gió một cách hợp lí, gió nóng bốc lên cao, gió lạnh chìm xuống thu nhiêt, rồi lại bốc lên.
- Các phương pháp thông gió: Thông gió bằng cửa sổ, bông gió, Bằng giải pháp kiến trúc (tổ chức giếng trời, tạo trục thông gió cho nhà, tăng lượng mở cửa trên các mặt đứng, tổ chức sân trong và lối đi bên).
II.Thông Gió Cưỡng Bức:
Khi đã sử dụng mọi biện pháp thông gió tự nhiên mà vẫn không đạt yêu cầu giới hạn tiện nghi, ta phải dùng thông gió cưỡng bức.
Thông gió cưỡng bức là sử dụng các thiết bị điều chuyển không khí. Ở mức độ đơn giản là sử dụng các quạt gió nội bộ để phụ trợ thông gió tự nhiên, tạo ra dòng đối lưu cưỡng bức trong phòng.
Ứng dụng thông gió trong nhà, tòa nhà, nhà xưởng công nghiệp
Phương pháp: Có 3 phương pháp thông gió làm mát : dùng quạt hút gió, quạt đẩy gió, Kết hợp quạt hút và đẩy gió. Gồm các loại quạt hướng trục và quạt ly tâm
Được sử dụng nhiều nhất vì đa dạng, giá rẻ, ít tốn điện, thích hợp cho diện tích nhỏ.
Tạo ra sự lưu thông gió cục bộ, nhưng nhiệt độ trong phòng vẫn không giảm. Nhưng nhờ vận tốc gió thổi trực tiếp vào người, làm người có cảm giác mát hơn.
Xem
Đặc tính quạt đứng có chân đế tròn được đỗ bêtông cốt sắt nên có thế đứng vững chắc khi vận hành, có bộ phận tút năng quay nên tỏa mát đều, lưu lượng gió lớn, đạt hiệu quả tốt khi thổi mát cục bộ.
- Lưu lượng gió từ: 4.600 – 18.000 m³/h.
- Công dụng: sử dụng nơi có nhiệt độ cao, thông thoáng gió cho công nhân hoặc máy móc khi làm việc, nhiệt độ giảm không nhiều…
2.Quạt Hút Gió Công Nghiệp:
Ứng dụng trong môi trường công nghiệp, với tác dụng chính là hút gió thải ra khỏi nhà máy, hút khói, hút bụi, chất lơ lửng từ quá trình sản xuất gây hại sức khỏe con người, hoặc tạo áp lực cho nồi hơi.v.v.
Phân loại: Gồm 2 loại theo cấu tạo là quạt hướng trục và quạt ly tâm.
Với đặc tính của Quạt Hướng Trục (Truyền đai gián tiếp hoặc trực tiếp) là đạt lượng lớn, cột áp thấp, rất phù hợp cho hút hoặc thổi không khí trong đường ống với khoảng cách ngắn.
- Lắp đặt cho hệ thống thông gió trong nhà máy dệt, trong thiết bị hút lọc bụi sơn cho ngành chế biến gỗ.
- Hệ thống thông gió trong tầng hầm của các cao ốc, hệ thống tạo không khí dương trong các buồng cầu thang của các cao ốc trong trường hợp cứu hỏa.
Quạt Hút Gió Kiểu Hướng Trục Dạng Ống:
- Thường gắn thêm ống gió để hút được nhiều vị trí trong nhà xưởng, dùng để thông gió nhà xưởng.
- Dùng làm quạt hút khói hệ thống chữa cháy tòa nhà, chụi được nhiệt độ lớn khoảng 280 oC trong 30 phút, với cột áp cao và lưu lượng gió lớn. Thường có 2 cấp tốc độ (motor 2 cực 2900 v/p và 4 cực 1450 v/p), bình thường nó là hệ thống thông gió chạy với tốc độ thấp 1450 v/p. Khi có sự cố hỏa hoạn thì ta điều khiển nó tăng tốc độ lên để hút khói ra khỏi xưởng.
– Cấu tạo gồm guồng và vỏ
- Guồng: có cánh đặt nghiêng, cong về phía trước hoặc cánh thẳng để tạo áp lực lớn đẩy khí.
- Vỏ: dùng để hướng luồng khí theo 2 chiều: thổi gió ra và hút gió vào phụ thuộc vào chiều cong cánh quạt. Khoảng hở giữa guồng và vỏ phải nhỏ bằng khoảng 1,5% chiều dài cánh Quạt hút gió có 2 loại: có dây đai truyền và dạng trục quay.
Hướng trục có dây đai truyền: truyền động lực qua dây cua roa đến trục cánh quạt. • Đặc tính: lưu lượng gió cao, độ ồn thấp, có thể tăng hoặc giảm lưu lượng gió, tiện bảo dưỡng motor.
- Lưu lượng gió từ: 15.000 – 95.000 m3/giờ.
- Công dụng: thông gió cho hầm mỏ, hút và trao đổi – tạo không khí đối lưu trong nhà xưởng…
- Khuyết điểm: do dùng dây cua roa nên ta phải thường xuyên cân chỉnh, thay thế dây cua roa. Tốc độ motor quay sẻ lớn hơn loại không dùng cua roa, nên mau hư bạc đạn hơn, tuy nhiên giá thành sẻ rẻ hơn loại không dùng dây cua roa.
Hướng trục dạng trục quay: Không dùng dây cua roa, motor gắn trực tiếp vào trục quay cánh quạt.
- Đặc tính: cánh quạt tạo bởi hợp kim nhôm, dễ điều chỉnh lượng gió. •Lượng gió: 3.000 – 120.000 m3/giờ.
- Công dụng: xưởng dệt, điều hòa không khí nhà xưởng, đưa gió vào kho lớn, đưa gió vào hầm mỏ.
Quạt Hút Gió Kiểu Hướng Trục Ốp Tường: có thể kết hợp máy làm mát hơi nước công suất lớn để làm mát nhà xưởng.
- Lắp đặt giữa thành nhà xưởng với bên ngoài xưởng, không gắn thêm ống gió
- Đặc tính: lưu lượng gió cao, mẫu mã đẹp, an toàn khi sử dụng.
- Lưu lượng gió từ: 2.500 – 80.000 m³/h
- Ứng dụng:
Thích hợp cho việc thông gió trong các nhà máy, xí nghiệp, các xưởng dệt, may rộng. Quạt có đường kính cánh lớn và có thể chế tạo theo yêu cầu của khách hàng, lưu lượng lớn, độ ồn thấp, ít tiêu hao điện năng.
Quạt được gắn trên tường, số lượng quạt, công suất được tính toán phù hợp cho từng trường hợp cụ thể, có lá sách tự mở khi quạt chạy có tác dụng ngăn chặn côn trùng, mưa tạt vào.
Khi bố trí nhiều quạt gắn liền nhau sẽ tránh được hiện tượng hút gió ngược từ bên ngoài vào qua các quạt khác không chạy, làm giảm khả năng thay đổi không khí.
Sử dụng quạt hút cần lưu ý tới đặc điểm kiến trúc để chọn vị trí gắn quạt cho phù hợp.
Nếu muốn làm mát cho nhân viên trong xưởng thì ta nâng số lần thay đổi không khí lên 50 lần, nếu muốn tăng hiệu quả làm mát hơn nữa ta dùng đến máy làm mát bằng hơi nước công nghiệp thường thấy nhiều nhất là trong xưởng may.
b.Quạt Ly Tâm: Làm việc theo nguyên tắc của bơm ly tâm.
Không có văn bản thay thế tự động nào.
+ Cấu tạo:
- Guồng quạt: để tạo áp lực và chuyển khí vào trong máy.
- Vỏ quạt: dùng để tập trung và chuyển hướng dòng khí, với quạt nhỏ vỏ có thể gắn với quạt; với quạt lớn vỏ phải đặt lên bệ đỡ riêng của nó.
- Trục máy.
- Giá máy.
- Cũng phân làm 2 loại: có dây cua roa (lớn hơn 3 Kw) và không dây cua roa (nhỏ hơn 3 Kw), ưu điểm và nhược điểm giống như quạt hướng trục.
+ Đặc tính:
- Lượng gió cao, mẫu mã đẹp, áp lực cao, dễ sử dụng, dễ bảo dưỡng. – Lượng gió trung bình từ: 1.200 – 80.000 m3/giờ. – Áp lực hút: 50 – 400 mm H2O.
- Công dụng: thông gió hút và thải không khí ô nhiễm, độc hại; hút bụi trong hệ thống say xát, sản xuất cao su, chất hóa học, xưởng gỗ… – Quạt ly tâm loại nhỏ có thể bố trí trong nhà, loại lớn có thể đặt trong hoặc ngoài nhà, từ các vị trí này nối vào trong nhà nhờ hệ thống ống dẫn khí. Việc bố trí bên ngoài nhà có thể giảm tiếng ồn, thu nhận khí tươi dễ dàng hơn. Nhưng chú ý tính toán khoảng cách lắp đặt cần thiết để tiết kiệm công suất tiêu thụ điện.
- Các loại quạt ly tâm có công suất >3 Kw ,đông cơ đặt lên giá đỡ truyền chuyển động cho quạt nhờ đai truyền, vận tốc quạt thay đổi nhờ tỷ số truyền động của hệ đai truyền và buli. Quạt ly tâm thường không làm việc độc lập mà phải có hệ thống ống dẫn gió.
+ Phân loại theo nhu cầu sử dụng:
- Quạt ly tâm sử dụng cho hút bụi, thông gió môi trường đặc biệt như hóa chất máy in.v.v.
- Quạt ly tâm theo cánh sử dụng: cánh cong về phía trước, cánh nghiên về phía sau, cánh tỏa tròn.
- Quạt ly tâm với yêu cầu lưu lượng và áp lực: Thấp áp, Trung áp, Cao áp cho lò hơi.v.v.
Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng:
- Chọn thiết bị có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Chọn chủng loại quạt, giá cả.
- Chọn loại ống dẫn (vuông, tròn hoặc vật liệu ống tôn mạ kẻm, inox, nhựa.v.v.), tiết diện ống.
- Lắp đặt, bố trí sao cho công suất hao hụt là ít nhất, đường ống là ngắn nhất.
Liên hệ ngay Hotline: 1900.6434 hoặc 0917.108.085 để được tư vấn trực tiếp.
Bình luận