image

Hệ thống hút khói tầng hầm và thông gió cho nhà cao tầng

Không gian của tầng hầm luôn là nơi làm bãi để xe ô tô, xe máy, nơi thu gom rác. Nên sinh ra một lượng lớn khí độc hại như NO, CO2, SO2,…  Điều này ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống và công việc của con người tại các tòa nhà và là tác nhân gây hỏa hoạn. Nên việc thông gió cung cấp không khí thoáng mát là rất cần thiết

Hệ thống thông gió tầng hầm nhà cao tầng là giải pháp tối ưu. Nhằm giảm tải chất độc hại và không khí ô nhiễm ra ngoài. Và đưa khí sạch vào trong tầng hầm đảm bảo đủ oxy cho con người.

Hệ thống thông gió tầng hầm là gì?

Hệ thống thông gió bãi xe tầng hầm là tạo ra sự luân chuyển. Trao đổi không khí giữa bên trong và bên ngoài. Hoặc với các tầng trên của tầng hầm giúp giảm tải chất độc hại. Cung cấp khí tươi và tạo sự thông thoáng cho con người hoạt động dưới tầng hầm.

Tại sao phải lắp đặt hệ thống này.

Tầng hầm là nơi ẩm thấp, ngột ngạt hơn tất cả các khu vực khác trong tòa nhà. Với các tầng hầm chỉ đơn giản là chứa xe ở các trung tâm thương mại. Thì cũng bị ô nhiễm nóng bức bởi mùi xăng xe và người ra vào.

Lắp đặt hệ thống thông gió tầng hầm

Với các tầng hầm được tận dụng để làm nhà kho, chứa đồ đạc, hàng hóa, lương thực phẩm. Thì còn ẩn giấu các mùi khó chịu, nấm mốc, vi khuẩn độc hại. Vì vậy, lắp đặt hệ thống thông gió tầng hầm không chỉ để giảm lượng khí CO. Mà còn giảm các các khí Radon độc hại (khí có khả năng gây ung thư phổi dù không hút thuốc).

Những điều cần lưu ý khi lựa chọn.

Tính toán lưu lượng gió không khí cần trao đổi.

Việc đầu tiên, cần lưu ý trước khi thi công hệ thống thông gió tầng hầm. Là phải tính toán được thể tích không gian tầng hầm. Lưu lượng gió cần cung cấp, lưu lượng khí thải và tốc độ luân chuyển không khí phù hợp. Sau đó, phác thảo sơ đồ bố trí các ống gió, miệng gió tại cá vị trí thích hợp. Đảm bảo thiết kế khoa học, hợp lý nhất. Phải chú ý đến kích thước các miệng gió và lưu lượng gió tại các nhánh cấp gió, hút gió. Để điều chỉnh khoảng cách các cửa gió hợp lý.

iFan Thi công lắp đặt hệ thống thông gió tầng hầm

Thông thường các cửa hút gió/ cấp gió sẽ được đặt trên mặt bằng tầng hầm. Và có khoảng cách giữa các cửa của nhánh hút/cấp gió khoảng từ 3-6m. Để phân phối không khí tới đủ những nơi cần thiết. Các cửa gió có thể nối ống gió hoặc đặt trực tiếp trên ống.

Diện tích miệng gió phụ thuộc vào lưu lượng đã tính. Để giảm thiểu độ ồn tại các cửa cáp/hút gió cần được thiết kế sao cho tốc độ gió từ 1-3 m/s (tiêu chuần giảm độ ồn).

Cần giám sát các đường ống trên mặt bằng thi công. Cần bố trí đáp ứng được hiệu quả thông gió với trở lực nhỏ nhất.

Ngoài ra, chiều cao ảnh hưởng rất lớn đến sự thông thoáng của tầng hầm. Số lượng xe cộ, máy móc thiết bị, người ra vào, nhiệt độ bên trong tầng hầm cũng rất quan trọng. Chúng ảnh hưởng rất lớn đến bản thiết kế hệ thống thông gió tầng hầm.

Chọn các vị trí thi công hệ thống sao cho hợp lý.

Để giúp cho mọi không gian, ngóc ngách trong tầng hầm đều được hút sạch bụi bẩn, khí độc. Và trao đổ không khí tươi mát vào bên trong mà vẫn tránh được tiếng ồn khó chịu. Đòi hỏi kỹ sư thiết kế phải tính toán vị trí lắp đặt các loại quạt, ống gió, miệng gió hợp lý.

Chọn vị trí lắp đặt quạt hút tầng hầm hợp lý

Không nên lắp đặt các loại quạt building ở vị trí có nhiều người qua lại. Hoặc ngang đầu người vì lực hút và độ ồn của quạt ảnh hưởng tới sức khỏe thính giác của con người. Nên bố trí quạt ở vị trí cao hơn đầu người hoặc các chân tường. Những nơi không có hoặc rất ít người qua lại.

Đảm bảo nguồn điện nơi thi công luôn hoạt động ổn định.

Việc đảm bảo nguồn điện hoạt động cho hệ thống thông gió tầng hầm. Luôn ổn định cần phải tính toán kỹ lưỡng lượng điện tiêu thụ, lượng điện vận hành. Cần đảm bảo có nguồn diện thay thế để hệ thống hoạt động bình thường liên tục. Ngay cả khi nguồn điện chính xảy ra sự cố không mong muốn.

Các phương pháp thông gió tầng hầm.

Hiện nay có 2 phương án thông gió cho tầng hầm là thông gió tự nhiên và lắp đặt hệ thống thông gió cơ học.

Thông gió tự nhiên.

Phương án thông gió tầng hầm bằng luồng không khí tự nhiên này. Được áp dụng với những tòa nhà có diện tích lớn, tầng hầm có phần thiết kế cửa sổ ô lấy gió đặc biệt. Có thể mở đóng được thường xuyên theo ý muốn. Tốt nhất là bố trí các cửa lấy gió cách đều. Và đối diện nhau theo hướng gió tự nhiên của tầng hầm.

Ưu điểm là tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho chủ đầu tư.

Nhược điểm là không khí luân chuyển phụ thuộc 100% vào môi trường xung quanh. Đối với các tầng hầm ẩm mốc quá cao phương pháp này sẽ không có hiệu quả.

Sơ đồ thiết kế hệ thống trên bẻn vẽ kỹ thuật

Thi công hệ thống theo phương pháp cơ học.

Hệ thống thông gió tầng hầm theo phương pháp cơ học còn được gọi là thông gió cưỡng bức. Sử dụng các loại quạt hút công nghiệp như quạt Jetfan, HTF, TAG, DHF… Kết hợp cùng các hệ thống ống gió, cửa gió để hút khí độc hại. Và cung cấp khí tươi vào bên trong. Tùy theo kết cấu tầng hầm và kinh phí của chủ đầu tư. Mà một tầng hấp có thể chỉ hút  hoặc có cả cấp và hút.

Sơ đồ nguyên lý thông gió tầng hầm cơ học.

Hệ thống thông gió tầng hầm sẽ có phần là hút khí thải và cấp gió.

Sơ đồ nguyên lý hút thải tầng hầm cơ bản

Sơ đồ nguyên lý hút thải tầng hầm cơ bản

Trong đó :

– FD: Van chặn cửa để tránh lửa lây lan khi xảy ra hỏa hoạn được đặt sau quạt

– NRD : Van 1 chiều đảm bảo luồng gió không di chuyển sai hướng

– EAG : Cửa hút, miệng hút khí thải tầng hầm

– EAF :Quạt  hút thải tầng hầm

– EAL :  Thải gió tầng hầm.

Trong sơ đồ này, có 2 tầng hầm cần thông gió là B1 và B2. Mỗi tầng sẽ cần 1 quạt hút đáp ứng đủ lưu lượng gió 45000m³/h với cột áp từ 600Pa. Gió thải sẽ được hút qua cửa hút AEG đi qua đường ống sau đó được quạt hút đẩy ra bên ngoài. Đó chính là nguyên lý hoạt động của hệ thống thông gió tầng hầm cưỡng bức.

Đối với các tầng hầm thường quạt thông gió được lựa chọn sẽ có 2 chế độ hút thải và hút khói. Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, quạt sẽ khí tăng tốc độ lên 1.5 đến1.6 lần để tăng khả năng hút khói ra bên ngoài. Kiểm soát đám cháy cho con người có thời gian di tản.

Sơ đồ hệ thống cấp gió tươi tầng hầm

Sơ đồ nguyên lý cấp gió tươi tầng hầm

Trong đó :

– FD :Van chặn lửa được lắp sau quạt để tránh sự cháy lan

– SAG : Cửa cấp gió tươi tầng hầm

– SAF :Quạt cấp gió tầng hầm

– SAL : Cấp gió tầng hầm.

Thông thường các loại quạt dùng cho tầng hầm sẽ được vận hành theo  2 cách

– Cách 1: Thời gian cố định. Chỉ hoạt động trong khung giờ cao điểm. Nhiều người ra vào, có nhiều xe cộ, nồng độ CO2 cao. Hoặc hoạt động theo cảm biến nồng độ CO2.

– Cách 2: Quạt hoạt động theo bộ cảm biến nồng độ CO2. < 9ppm – quạt ngưng hoạt động, từ 9-25ppm: 50% quạt chạy, >25ppm các quạt chạy ở chế độ thông gió, >40ppm các quạt sẽ chạy ở chế độ hút khói kiểm soát cháy.

Các tiêu chuẩn do nhà nước quy định.

Hiện nay các hệ thống thông gió tầng hầm ở Việt Nam cần đạt tiêu chuẩn 5687-2010.

Trong tiêu chuẩn này, lưu lượng khí hút thải cho tầng hầm sẽ gấp 6 lần lượng không khí cần trao đổi. Với các tầng hầm cao trên 2.5m cần nhân thêm 1 hệ số theo tăng chiều cao như trong tiêu chuẩn quy định.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu suất công trình rất nhiều chủ đầu tư có tham khảo các tiêu chuẩn nước ngoài. Như tiêu chuẩn Úc và tiêu chuẩn SS553-2016…

Hệ thống hút khói tầng hầm và thông gió cho nhà cao tầng

Trên đây là tất cả những kiến thức liên quan tới thi công hệ thống tầng hầm cơ bản. Nếu bạn đang có như cầu tìm đơn vị tư vấn, thiết kế và thi công hệ thống thông gió tầng hầm. Hãy liên hệ theo hotline 0915 168 085 để được đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp tư vấn tận tình nhất nhé.

Với hơn 28 năm kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong ngành khí động học. Đồng thời, là nhà sản xuất thương hiệu quạt công nghiệp thương hiệu iFan có tiếng trên thị trường. iFan group cam kết luôn mang đến cho khách hàng giải pháp tốt, chi phí tối ưu nhất.

icon hot Thi công lắp đặt hệ thống quạt thông gió

LIÊN HỆ HỖ TRỢ PHÒNG TƯ VẤN SẢN PHẨM.
0917 108 085
Quý khách hàng hãy gọi, nhắn tin hoặc gửi email. Đội ngũ bán hàng chúng tôi hỗ trợ tư vấn nhiệt tình.